Qua một thời gian sử dụng, laptop của bạn sẽ trở nên chậm hơn mặc dù bạn đã thử khắc phục bằng nhiều cách nhưng vẫn không hiệu quả. Do đó bạn cần nghĩ đến việc nâng cấp phần cứng laptop. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên nâng cấp những phần nào thì hãy để Retro giúp bạn nhé!
Những thành phần chính của phần cứng laptop
- Ram: là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi mở một phần mềm trên Laptop thì dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ đĩa cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốc độ rất nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng.
- Card đồ họa: là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh, cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.
- Bộ xử lý: là bộ xử lý trung tâm, đóng vai trò như não bộ của một chiếc Laptop, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của Laptop.
- Ổ cứng lưu trữ: là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn, nhẹ nhưng dung lượng thì ngày càng tăng lên.
1. RAM
Thay thế RAM là một công việc đơn giản, không đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức về công nghệ.
Nâng cấp RAM sẽ giúp laptop hoạt động nhanh hơn so với khi chưa nâng cấp. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà dung lượng RAM cần thiết cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn như bạn chỉ dùng ở mức độ thông thường thì dung lượng cần thiết sẽ là 4GB, hoặc có thể nâng cấp lên 8GB để sử dụng thoải mái. Nếu như công việc của bạn cần thao tác nhiều hơn, nâng cấp lên 16GB sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
2. Card Đồ Họa
Nếu bạn muốn chơi game với đồ họa cao hay thiết kế các bản vẽ 3D thì nên nâng cấp card đồ họa. Nhiều mẫu laptop hiện nay được nhà sản xuất dùng card đồ họa Onboard nhằm tiết kiệm chi phí cũng như điện năng hơn so với card đồ họa rời.
Khả năng xử lý của card Onboard vẫn kém hơn card rời. Bạn có thể gắn thêm card đồ họa rời cho laptop để khắc phục tình trạng này.
3. Bộ Xử Lý
Việc nâng cấp bộ xử lý khá phức tạp và tốn kém chi phí. Ngoài ra, bạn còn phải tính đến kết quả bộ xử lý có tương thích với các thành phần khác trong máy hay không. Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nâng cấp bộ xử lý.
Thêm vào đó, bạn có thể nâng cấp bộ xử lý lẫn bo mạch chủ. Trong trường hợp bo mạch chủ không tương thích bộ xử lý thì bạn cần cập nhật BIOS.
4. Ổ Cứng Lưu Trữ
Nâng cấp ổ cứng sẽ giúp mở rộng thêm không gian lưu trữ cũng như rút ngắn tốc độ truy xuất dữ liệu.
Nếu bạn đã giải phóng dung lượng lưu trữ nhưng vẫn cảm thấy không đủ và cần không gian lưu trữ lớn hơn. Người dùng nên giữ trống 10 GB không gian lưu trữ để hệ điều hành hoạt động hiệu quả hơn.
Nâng cấp ổ cứng cũng là một cách để tăng tốc độ xử lý dữ liệu của laptop. Trong trường hợp bạn dùng ổ cứng 5400 RPM sau đó nâng cấp lên ổ cứng 7200 RPM thì hiệu suất xử lý sẽ tăng đáng kể.
Ngoài ra, với ổ cứng SSD bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời hơn với hệ điều hành và ứng dụng được cài đặt xử lý nhanh hơn so với ổ cứng thông thường.
>>>Bạn có thể xem thêm: Laptop cần bao nhiêu RAM để đủ nhu cầu của bạn?
- Mời bạn ghé thăm Fanpage Facebook của chúng tôi: Laptop Retro
Ở Retro có bán laptop giá tốt nhập khẩu: Thinkpad Lenovo, Dell, HP, MacBook và Linh kiện các loại.
Đến với Retro để sắm cho mình chiếc laptop đồ họa cao cấp nhé.