Đo nhiệt độ laptop là cần thiết vì khi sử dụng máy tính, mọi linh kiện đều sản sinh ra một lượng nhiệt. Nếu thời gian sử dụng máy tính, laptop kéo dài thì nhiệt độ sẽ không ngừng tăng lên. Việc để nhiệt độ quá cao cũng sẽ dẫn tới một số tình trạng như máy chậm, màn hình lỗi, tự động khởi động lại. Đặc biệt nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ CPU và các bộ phận khác trong máy.
Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính
Nếu PC của bạn xuất hiện các triệu chứng như quạt liên tục chạy hoặc màn hình thường xuyên bị đóng băng. Sử dụng chương trình giám sát để kiểm tra nhiệt độ bên trong CPU của máy tính để xem nó có đang quá nóng hay không.
Một số chương trình theo dõi nhiệt độ có sẵn, có thể hiển thị cho bạn nhiệt độ CPU cũng như các chi tiết hệ thống khác như tải bộ xử lý, điện áp, v.v… Một số chương trình cũng có thể tự động điều chỉnh tốc độ quạt máy tính để có hiệu suất tốt nhất. Các chương trình bạn có thể sử dụng tùy thuộc vào hệ điều hành của bạn.
Lưu ý: Đảm bảo rằng chương trình kiểm tra nhiệt độ CPU bạn chọn tương thích với hệ điều hành của máy tính.
1. Đo nhiệt độ CPU bằng HWMonitor
Bước 1: Bạn hãy tải phần mềm HWMonitor miễn phí về máy tính và cài đặt như bình thường.
Bước 2: Mở phần mềm, giống như hình dưới đây: 1 là CPU của máy tính, 2 là ổ SSD, 3 là ổ HDD. Vì máy mình có 2 ổ cứng, nên có dòng 2 và 3, nếu máy bạn chỉ có một ổ cứng thì có thể chỉ có dòng 1 và 2.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ CPU: Bạn nhấp vào dấu + trước tên CPU và tìm tới phần Temperatures với 2 mục Core #0 và Core #1. Theo hình, nhiệt độ CPU hiện tại của laptop khoảng dưới 50 độ.
Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ ổ cứng: Bạn nhấp vào dấu + trước tên ổ cứng muốn xem nhiệt độ (dòng 2 hoặc 3) tìm tới mục Temperatures như hình dưới đây. Như trong hình, nhiệt độ ổ SSD của mình là 30 độ, ổ HDD là 33 độ.
2. Đo nhiệt độ laptop bằng Open Hardware Monitor
Open Hardware Monitor là giải pháp tuyệt vời với tất cả số liệu thống kê cần thiết ở một nơi. Nó cho biết nhiệt độ của CPU cũng như nhiệt độ GPU, điện áp đang được sử dụng trong máy tính. Thậm chí cả tốc độ hoạt động của quạt hệ thống.
Bạn có thể tìm thấy nhiệt độ của CPU trong danh mục có tên CPU trong đó. Open Hardware Monitor sẽ liệt kê nhiệt độ cho mỗi lõi mà bộ xử lý của bạn có:
Rất nhiều trình theo dõi nhiệt độ trong số này cho phép bạn đưa các kết quả đọc được lên thanh tác vụ. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang thực hiện các tác vụ đòi hỏi nhiều hệ thống và muốn theo dõi nhiệt độ của mình mà không cần di chuyển qua lại giữa cửa sổ đang hoạt động và màn hình hệ thống. Nếu bạn muốn xem nhiệt độ CPU trong thanh tác vụ, hãy nhấp chuột phải vào nhiệt độ đó và chọn Show in Tray.
Nếu kết quả bị ẩn trong phần biểu tượng “bổ sung”, bạn có thể kéo nó ra khay hoạt động chính. Điều này có nghĩa là nó sẽ luôn hiển thị miễn là bạn có thể nhìn thấy thanh tác vụ.
3. Đo nhiệt độ CPU bằng Core Temp
Nếu bạn muốn thứ gì đó tập trung hơn vào bộ xử lý, Core Temp là một lựa chọn tốt khi cần kiểm tra nhiệt độ CPU trong Windows 10. Nó cung cấp cho bạn mọi thứ bạn có thể muốn biết về bộ xử lý của mình. Chẳng hạn như tên, lõi mà nó sử dụng, và – quan trọng nhất – nhiệt độ của nó. Core Temp thậm chí sẽ thông báo cho bạn về giới hạn T Junction của bộ xử lý, được liệt kê là “Tj. Max” trên nhiệt độ của bạn.
Tính năng xem nhiệt độ trong khay hệ thống thường sẽ được kích hoạt theo mặc định. Nếu không, hãy nhấp vào Options > Settings.
Nhấp vào tab Windows Taskbar, sau đó chọn Enable Windows 7 Taskbar features > Temperature > OK.
4. Đo nhiệt độ CPU bằng MSI Afterburner
Được thiết kế hướng đến các game thủ và dành cho những người muốn ép xung PC, MSI Afterburner. Đồng thời cũng đóng vai trò như một công cụ tuyệt vời để theo dõi nhiệt độ PC. Đo nhiệt độ laptop với phần mềm này, bạn sẽ thấy một biểu đồ trên màn hình chính hiển thị cho bạn nhiệt độ GPU, nhiệt độ CPU và nhiều dữ liệu khác.
Để sắp xếp lại các biểu đồ và ưu tiên nhiệt độ CPU để nó xuất hiện gần trên cùng, hãy nhấp vào Settings trong Afterburner, sau đó chọn tab Monitoring. Tại đây, bạn sẽ thấy một menu nơi bạn có thể đánh dấu vào những thứ bạn muốn hiển thị trên màn hình chính và kéo lên đầu những thứ bạn muốn xuất hiện ở trên. Chỉ cần kéo “CPU1 temperature”, “CPU2 temperature” và tất cả các nhiệt độ CPU khác lên gần đầu biểu đồ, nhấp vào OK và chúng sẽ xuất hiện trên màn hình chính theo thứ tự bạn đã chọn.
Khi chọn nhiệt độ “CPU”, bạn cũng có thể đánh dấu vào hộp “Show in On-Screen Display” để nó xuất hiện ở góc bất cứ khi nào bạn nhập phím tắt để hiển thị OSD. Bạn có thể chọn phím bạn muốn bằng cách chuyển đến tab “On-Screen Display” trong phần cài đặt của Afterburner).
5. Đo nhiệt độ CPU bằng Speccy
Một bộ công cụ tất cả trong một khác, Speccy, là một gói chẩn đoán hệ thống khác nhau. Bao gồm khả năng kiểm tra nhiệt độ CPU trong Windows 10. Ngay sau khi mở Speccy, bạn sẽ thấy tất cả các loại nhiệt độ liên quan mà bạn cần biết cho một laptop khỏe mạnh. Speccy cũng rất tốt cho việc tìm kiếm thông tin trên hệ thống. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn nhớ ứng dụng này. Phòng khi bạn cần thông tin về hệ điều hành hoặc bo mạch chủ.
Nếu nhấp vào CPU ở bên trái, bạn có thể nhận được thông tin sâu hơn về bộ xử lý.
Nếu bạn muốn nhiệt độ xuất hiện trong khay hệ thống, hãy nhấp vào View > Options.
Nhấp vào System tray > Minimize to tray > Display metrics in tray, sau đó chọn CPU.
Bây giờ, khi thu nhỏ Speccy, bạn có thể theo dõi mức nhiệt của CPU khi làm những việc khác.
Ngoài ra còn một số lựa chọn khác cho Windows bao gồm:
– SpeedFan: Ngoài việc theo dõi tốc độ quạt, điện áp và nhiệt độ bộ xử lý bằng các cảm biến bên trong máy tính, SpeedFan cũng có thể xác định nhiệt độ ổ cứng. Ứng dụng gọn nhẹ này cung cấp khả năng điều khiển quạt thủ công, biểu đồ và đồ họa dễ hiểu.
– Real Temp: Real Temp giám sát nhiệt độ cho tất cả các bộ vi xử lý Intel lõi đơn, lõi kép và lõi tứ. Ngoài việc hiển thị nhiệt độ và tải của bộ xử lý, nó còn hiển thị cho bạn nhiệt độ hoạt động tối đa an toàn của CPU. Real Temp cũng theo dõi nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của máy tính.
– CPU Thermometer: CPU Thermometer là một công cụ kiểm tra nhiệt độ CPU miễn phí khác cho Windows, đơn giản và hiệu quả. Chương trình hiển thị nhiệt độ cho mỗi lõi CPU. Bạn có tùy chọn để chuyển đổi giữa độ C và độ F.
– Nếu bạn có bộ xử lý Intel Core, bạn có thể sử dụng công cụ Intel Power Gadget, công cụ này hiển thị nhiệt độ hiện tại bên cạnh nhiệt độ tối đa để dễ dàng so sánh.
Những lưu ý về đo nhiệt độ laptop
Như đã nói khi để nhiệt độ máy tính quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị, CPU cũng như những linh kiện trong máy. Vậy nhiệt độ bao nhiêu là “lý tưởng” để thiết bị có thể hoạt động ổn định? Tùy từng thiết bị mà nhiệt động hoạt động an toàn của máy tính khác nhau. Nhưng bạn có thể tham khảo nhiệt độ phù hợp như sau.
Với CPU, nhiệt độ hoạt động phù hợp nhất nằm trong khoảng 50 độ. Trường hợp dưới 70 độ nằm trong mức tạm ổn. Tuy nhiên khi bạn đo nhiệt độ CPU trên 70 độ, chúng ta cần kiểm tra lại máy tính, bôi keo tản nhiệt, hoặc sử dụng quạt tản nhiệt,..
Nhiệt độ ổ cứng sẽ khoảng dưới 50 độ. Còn với card màn hình sẽ trong khoảng 70-80 độ.
Trên đây là cách đo nhiệt độ CPU, VGA và ổ cứng máy tính, laptop bằng công cụ HWMonitor. Thông qua phần mềm này bạn sẽ kiểm tra được nhiệt độ hiện tại của CPU, ổ cứng,.. Để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời nếu máy tính rơi vào tình trạng quá nóng.
Tham khảo sản phẩm laptop giá tốt của chúng tôi tại đây: Sản phẩm Laptop Retro
Ghé thăm Fanpage chúng tôi: Laptop Retro