Độ phân giải màn hình – Nói gì về thông số này?

Độ phân giải màn hình biểu thị cho độ nét của hình ảnh trên màn hình hiển thị. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng rõ. Hiểu sơ là vậy, còn sâu hơn mời bạn đọc bài.

Độ phân giải màn hình là gì?

Màn hình máy tính sử dụng hàng triệu pixel để hiển thị hình ảnh. Các pixel này được sắp xếp trong một lưới theo chiều ngang và chiều dọc. Số lượng pixel theo chiều ngang và chiều dọc được hiển thị dưới dạng độ phân giải màn hình.

Thông số này thường được viết là 1024 x 768 (HD), hoặc 1366 x 768 (HD +), hoặc 1920 x 1080 (Full HD, đây là độ phân giải phổ biến hiện nay). Ta có thể hiểu là màn hình Full HD thì có 1920 pixel ở chiều ngang và 1080 pixel ở chiều dọc.

Hầu hết laptop bây giờ đều được trang bị màn hình Full HD là tối thiểu. Có độ phân giải cao hơn là 2K, 3K và 4K. Bạn có thể tham khảo 1 vài mẫu laptop của chúng tôi tại đây: List laptop giá tốt tại Laptop Retro

Kích thước và độ phân giải màn hình liên quan đến nhau như thế nào?

Ngoài độ phân giải, kích thước màn hình là một yếu tố khác cần quan tâm. Kích thước màn hình là phép đo vật lý của đường chéo màn hình. Kích thước màn hình được đo bằng inch, ví dụ: 12”, 13”, 15″, 17”, v.v…

Kích thước màn hình và độ phân giải màn hình không liên quan trực tiếp. Ví dụ: bạn có thể có máy tính bảng 10,6” với độ phân giải 1920 x 1080 và màn hình để bàn 24” với cùng độ phân giải. Vì độ phân giải của cả hai thiết bị là như nhau, chúng sẽ có thể hiển thị chính xác cùng một hình ảnh (xét về số lượng pixel) – chỉ là hình ảnh trên màn hình máy tính sẽ trông lớn hơn nhiều do kích thước vật lý lớn hơn của nó.

Tuy nhiên, hình ảnh lớn hơn cũng sẽ trông mờ hơn vì khoảng cách giữa các điểm lớn hơn (tức là mật độ pixel, được đo bằng đơn vị ppi thấp hơn).

Tương tự, hai màn hình có cùng kích thước vật lý có thể có độ phân giải khác nhau. Trong trường hợp này, màn hình có độ phân giải cao hơn sẽ cho chất lượng tốt hơn. Các hình ảnh sẽ nhỏ nhưng sắc nét hơn vì khoảng cách giữa các pixel sẽ ngắn hơn.

dell_latitude_e7470_laptop_cu_gia_re

Độ phân giải màn hình có ảnh hưởng như thế nào?

Độ phân giải và kích thước là 2 thông số có xu hướng tác động ngược lên nhau.

Ví dụ 2 laptop cùng kích thước là 14 inches, thì máy có độ phân giải 2K sẽ cho hình ảnh rõ nét hơn máy Full HD. Nhưng hình ảnh hiển thị sẽ nhỏ hơn, bạn phải hơi nheo mắt để nhìn (nếu bạn bị cận).

Nên là, bạn nên chọn máy có kích thước màn hình tương thích với độ phân giải phù hợp, để cho ra hình ảnh phù hợp. Vừa rõ nét vừa đẹp.

Bạn mua 1 chiếc tivi 42 inches trở lên thì phải thực sự cân nhắc về 3K hay 4K đấy. Chứ chọn Full HD về hình ảnh nhòe vừa xem vừa bực chẳng được gì.

Còn về laptop, có thể Full HD hoặc 2K là vừa đủ cho nhu cầu của phần lớn công việc cho mọi người. Trừ các bạn làm đồ họa cần hình ảnh chi tiết, cứ quất 3K 4K cho nó căng.

CÓ NÊN SỬ DỤNG ĐỘ PHÂN GIẢI SIÊU CAO KHÔNG?

Bạn có thể sử dụng tùy vào nhu cầu công việc hoặc giải trí của bạn. Nhưng có vài điểm cần lưu ý sau:

Đầu tiên là tiền đâu. Độ phân giải siêu cao thì đắt hơn là rõ. Màn 4K sẽ mắc hơn màn Full HD tầm 1 – 2tr nếu so cùng cấu hình.

Thứ hai là kỹ thuật. Độ phân giải cao đòi hỏi nhiều tài nguyên hình ảnh hơn. Nếu bạn sử dụng cho công việc chỉnh sửa hình ảnh, video, bạn set 60Hz để dùng. Còn đối với gamer, họ sẽ chuyển sang 120Hz hoặc 144Hz để việc chơi game mượt hơn. Độ phân giải càng lớn thì mức độ căng thẳng của card đồ họa càng cao. Điều này là do mọi pixel trên màn hình đều được refresh cùng một lúc. Mức setting 1920 x 1080 x 60FPS vẫn ổn đối với ngay cả các card video cấp thấp. Chứ set lên 4K để chơi game thì hơi căng. Card cao cấp cũng hơi bị đuối.

Mời bạn ghé thăm Fanpage Facebook chúng tôi: Laptop Retro